Trong xây dựng chắc hẳn bạn đã biết về móng đơn. Tuy nhiên, có thể bạn vẫn chưa biết được cấu tạo của móng đơn là gì? Các loại móng đơn nào được sử dụng phổ biến nhất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.
Nội dung chính
Móng đơn là gì?
Móng đơn là một loại móng nông, móng đơn đỡ một hoặc một chum cột đứng sát nhau. Móng đơn thường được sử dụng để gia cố hoặc xây dựng các công trình có tải trọng nhẹ như nhà kho, nhà dân sinh hay nhà dưới 3 tầng.
Móng đơn có ba loại: móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp và riêng lẻ. Móng đơn cũng có nhiều hình dạng khác nhau: hình vuông, tròn, chữ nhật …Hình dạng của móng đơn tùy thuộc vào công trình xây dựng.
Các loại móng đơn thường gặp là móng đơn dưới cột nhà, móng đơn dưới cột, máy đơn dưới trụ cầu, máy đơn dưới chân trụ điện, dưới tháp ăng ten.
Trong quá trình làm việc, móng đơn sẽ truyền toàn bộ tải trọng của công trình xuống nền đất dưới đáy móng, lực ma sát và lực dính đất xung quanh được bỏ qua.
Nền đất xây dựng móng đơn cần phải ổn định, có độ cứng tương đối. Tuy nhiên, nhiều khu vực nền đất yếu vẫn có thể thi công móng đơn bằng cách gia cố nền đất với việc đóng cừ tràm, cọc tre hoặc cọc bê tông.
Cấu tạo móng đơn
Móng đơn được cấu tạo bao gồm những bộ phận sau:
Giằng móng: Hay còn gọi là đà kiềng, có tác dụng đỡ tường ngăn phía bên trên đồng thời giúp làm giảm độ lún lệch giữa các móng của công trình. Trong trường hợp giằng móng kết hợp làm dầm móng, mục đích để làm giảm độ lệch tâm của móng, thì phải tính toán nó như một dầm trong kết cấu khung.
Cổ móng: Cổ móng có kích thước bằng cột tầng trệt nhưng thường mở rộng thêm 2.5 cm về mỗi phía để làm tăng lớp bê tông, giúp bảo vệ cốt thép trong cổ móng.
Móng: Hay còn gọi là bản móng, phần đáy có dạng hình chữ nhật, bị vát với độ dốc vừa phải. Bản móng thường được tính toán kỹ để có một kích thước hợp lý.
Lớp bê tông lót: Lớp này thường dày 100, có tác dụng làm sạch và làm phẳng hố móng, ngoài ra còn có tác dụng chống mất nước xi măng và dùng làm ván khuôn đổ bê tông móng.
Các bước xây dựng móng đơn
Trong thiết kế văn phòng để xây dựng móng đơn, cần thực hiện quy trình như sau:
Bước 1: Đóng cọc và đào hố móng
Để xác định vị trí đóng cọc, kích thước cùng khoảng cách giữa các cọc với nhau, cần dựa vào bản thiết kế ngôi nhà. Nếu ngôi nhà được xây dựng trên nền đất yếu, cần phải gia cố nền đất bằng cách đóng cọc tre hoặc cọc cừ tràm. Số lượng cọc tùy vào từng nền đất.
Khi đào hố móng, trước hết cần phải đo độ nông sâu và diện tích để đổ bê tông móng. Kích thước của móng này cần phải đảm bảo đủ các yêu cầu về tải trọng công trình. Khi thi công móng, cần phải giữ hố móng khô ráo, không để hố móng bị ngập nước mưa, nếu mưa, cần phải làm khô móng trước khi thực hiện các công đoạn tiếp theo.
Khi đào hố móng xong, nên sử dụng những loại đất có độ cứng cao hoặc đá có kích thước 1×2 hoặc 3×4 để gia cố thêm cho nền móng. Đồng thời dùng máy đầm để nền móng được cứng hơn.
Bước 2: Đổ bê tông nền móng
Sau bước đào hố và làm phẳng hố móng, cần phải đổ một lượt bê tông lên để lót móng. Lớp bê tông này dùng để lót, giằng móng, hạn chế mất nước cho lớp bê tông trên va tạo mặt phẳng cho đáy móng.
Bước 3: Chuẩn bị cốt thép
Khi lựa chọn thép để sử dụng, cần chọn loại thép tốt, có độ bền cao để có thể nâng cao chất lượng cho công trình. Việc thực hiện cắt uốn cốt thép, chỉ nên thực hiện bằng phương pháp cơ học. Cắt uốn thép phải phù hợp với hình dáng được thiết kế theo bản vẽ.
Bước 4: Đổ bê tông móng
Đây chính là công đoạn quan trọng nhất khi xây dựng móng đơn. Khi trộn bê tông, tỷ lệ cát, đá, xi măng và nước cần phải đúng tiêu chuẩn và thực hiện theo nguyên tắc đổ ở xa trước, đổ phía gần sau để đảm bảo tính liên kết và độ chắc chắn cho công trình. Nếu chân móng ẩm ướt hoặc có nước, cần hút nước và làm khô chân móng trước khi đổ bê tông. Đặc biệt, nên chọn những ngày nắng ráo để đổ bê tông để tăng độ cứng cho bê tông.
Các mẫu thiết kế móng đơn
Tùy theo mẫu thiết kế nhà mà các nhà thầu sẽ lựa chọn những phương án thi công và chọn cách tính toán cho từng loại. Mỗi thiết kế đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Do đó mà các kỹ sư thiết kế sẽ có những phương án cụ thể hơn.
Móng đơn trong xây dựng nhà
Móng đơn nhà 1 tầng
Đối với mẫu nhà 1 tầng thì móng đơn chính là một lựa chọn không thể bỏ qua. Móng đơn là loại móng thường dùng cho công trình nhà nhỏ, nhà 1 tầng hay nhà cấp 4, nói chung là những công trình có tải trọng nhẹ. Tuy nhiên để đảm bảo độ vững chắc cho công trình nhà 1 tầng, móng đơn cũng vẫn nên xây dựng trên nền đất tốt, không đọng nước hoặc sụt lún.
Móng đơn nhà 2 tầng
Đối với mẫu nhà 2 tầng, móng đơn cũng là một trong những lựa chọn phổ biến của các chủ đầu tư. Trong điều kiện địa chất tốt, trên nền đất cứng hoặc nền đá, nhà thầu có thể sử dụng móng đơn kết hợp với giằng móng để xây dựng.
Trong trường hợp này, việc thiết kế móng đơn cần được tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo được việc chịu lực đồng thời tối ưu được chi phí xây dựng công trình.
Móng đơn nhà 3 tầng
Khi lựa chọn móng đơn cho nhà 3 tầng, nhà thầu thi công công trình cũng thường sử dụng móng đơn cho ngôi nhà.
Đặc biệt đối với nhà 3 tầng dạng ống hay nhà phố, móng đơn được sử dụng khá phổ biến. Do những kiểu nhà này thường được xếp liền kề nhau nên khi thi công móng nhà, cần phải chú ý phần nền đất và chú ý kỹ công tác đổ móng, để tránh sụt lún hoặc gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh. Do đó, móng đơn lệch tâm hoặc móng đơn góc chính là lựa chọn tốt nhất.
Móng đơn lệch tâm là kiểu móng dạng hình vuông hoặc chữ nhật, kết hợp với cổ cột móng, được đặt lệch sang một cạnh. Tương thư vậy, móng đơn góc cũng có dạng vuông hoặc chữ nhật, tuy nhiên, móng đơn góc tùy vào vị trí mà cổ cột đặt lệch sang các góc khác nhau.
Hai kiểu móng này đối với công trình nhà 3 tầng dạng ống hoặc nhà phố sẽ làm cho ngôi nhà được vững chãi, không lún sụt và đảm bảo an toàn cho các công trình xung quanh.
Các loại móng đơn
Móng đơn có hai loại làm móng đơn dưới tường và móng đơn dưới trụ & dưới cột.
Móng đơn dưới tường: Là loại móng được áp dụng hợp lý khi có áp lực do tường truyền xuống (áp lực này có trị số nhỏ) hoặc nền đất tốt có tính nén lún nhỏ. Các móng đơn này được phân bố cách nhau 3 đến 6 mét đặt dọc theo tường và dưới tường góc nhà cũng như các tường ngăn chịu lực.
Móng đơn dưới trụ & dưới cột: Móng đơn dưới trụ & dưới cột là loại móng có cấu tạo bằng đá hộc. Nếu như móng bê tông hay móng đá hộc là cột thép hoặc là bê tông cốt thép, thì yêu cầu cần có cấu tạo để đặt cột. Những bộ phần này được tính toán phù hợp với cường độ của vật liệu.
Tham khảo thêm
Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã trình bày những hiểu biết cơ bản nhất về móng đơn cùng những lưu ý cần thiết khi lựa chọn xây dựng móng. Hy vọng vài bài viết trên đây, bạn có thể có những hiểu biết nhất định về móng đơn.